Tính đến thời điểm hiện tại, du học Mỹ vẫn là một trong những lựa chọn phổ biển nhất của sinh viên các nước. Mỹ có hệ thống giáo dục đa dạng và phong phú, mang lại nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu cho du học sinh trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh đến văn hóa, nghệ thuật. Bài viết này của ERA sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về việc du học tại Mỹ, đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn về nền giáo dục hàng đầu thế giới này.

Du học Mỹ diện F-1

Du học Mỹ diện F-1 (học thuật) là việc du học sử dụng loại visa F-1 cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ với tư cách là sinh viên học toàn thời gian tại một trường cao đẳng, đại học, chủng viện, nhạc viện, trường trung học phổ thông, trường tiểu học, các cơ sở giáo dục khác được công nhận… hoặc chương trình đào tạo ngôn ngữ. Bên cạnh đó, chương trình bạn tham gia phải là một chương trình có bằng cấp, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và được chính phủ Mỹ ủy quyền để tiếp nhận du học sinh.

Những yêu cầu của visa du học Mỹ F-1

Có một số quy định về visa du học Mỹ F-1 cần lưu ý nếu bạn dự định nộp đơn xin visa du học. Bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau để đơn đăng ký của bạn được chấp nhận:

  • Tổ chức phải được chứng nhận: Trường cao đẳng hoặc đại học nơi bạn dự định theo học cần phải được SEVP (Student and Exchange Visitor Program – Chương trình Sinh viên và Khách trao đổi) trực thuộc ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement – Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan) chấp thuận.
  • Đăng ký du học với lịch học toàn thời gian (full-time): Đơn xin visa của bạn phải cho thấy bạn sẽ là sinh viên toàn thời gian tại trường trong học kỳ được đăng ký.
  • Trình độ tiếng Anh đủ điều kiện: Bạn phải đáp ứng điểm số tiếng Anh bắt buộc của tổ chức bạn đang theo học, thông thường sẽ xét theo điểm IELTS hoặc TOEFL.
  • Có đủ kinh phí: Bạn phải chứng minh bản thân có đủ tài chính để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt khi ở Mỹ.
  • Hộ chiếu hợp lệ: Hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực trong ít nhất sáu tháng sau ngày hoàn thành chương trình học tại Mỹ của bạn.
  • Nơi cư trú ở nước sở tại: Bạn phải có nơi cư trú ổn định ở nước sở tại để quay lại sau khi hoàn thành việc học tại Mỹ.

Bạn có thể đăng ký tại đây để được tư vấn làm hồ sơ du học Mỹ:

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.
Ngày sinh của đương đơn

Yêu cầu về học lực

Nhìn chung các trường tại Mỹ sẽ yêu bạn phải có GPA (Grade Point Average – Điểm trung bình) tối thiểu là 6.5 trở lên trên thang điểm 10 – tương ứng với 2.6 trở lên trên thang điểm 4, tuy nhiên do việc du học tại Mỹ có tính cạnh tranh khá cao, ERA khuyến cáo rằng bạn nên cố gắng đạt GPA ở mức cao nhất có thể, ít nhất nên vào khoản 7.5 trên thang điểm 10 – tương ứng với 3.0 trên thang điểm 4.

Để biết chính xác về vấn đề này, bạn nên tham khảo trang web của trường bạn muốn nộp đơn. Dưới đây là một ví dụ về trường Arizona:

Chúng ta có thể thấy là trường Arizona đang tuyển sinh với GPA thấp nhất là 3.0 trên thang điểm 4. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Tuy nhiên, GPA chỉ là một trong những yêu cầu cơ bản. Mỗi trường học, ngành học hay bậc học có thể sẽ có thêm các yêu cầu khác mà bạn cần phải đáp ứng. Một số trường top như Stanford University hay Massachusetts Institute of Technology sẽ yêu cầu bạn phải đạt được một mức điểm tối thiểu theo yêu cầu của họ trong các bài thi như GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (Graduate Record Examination), SAT (Scholastic Assessment Test)… Do đó, điều cần thiết là bạn nên tìm hiểu về các yêu cầu này trên trang web chính thức của trường.

Yêu cầu về trình độ tiếng Anh

Cũng như yêu cầu về học lực, trình độ tiếng Anh là một vấn đề quan trọng bạn cần phải có để đạt được mục tiêu du học Mỹ. Tùy theo trường học, ngành học và bậc học mà các yêu cầu về trình độ tiếng Anh sẽ khác nhau. Dưới đây là các yêu cầu tối thiểu về bằng cấp tiếng Anh mà bạn cần phải đạt được:

 IELTSTOEFLSLEP
THPTThấp nhất 5.0 (không kỹ năng nào dưới 5.0)Thấp nhất 45
Cao đẳngThấp nhất 5.5 (không kỹ năng nào dưới 5.0)Thấp nhất 61
Đại họcThấp nhất 6.0 (không kỹ năng nào dưới 6.0)Thấp nhất 68
Thạc sĩ, tiến sĩThấp nhất 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0)Thấp nhất 79

Về việc phỏng vấn xin visa du học Mỹ, không có quy định nào về việc bạn phải có bằng cấp tiếng Anh mới được xin visa. Các CO hiểu rằng bạn có thể tham gia khóa học ESL (English as a Second Language – tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai) tại Mỹ trước khi tham gia khóa học chính thức ở trường để đạt được yêu cầu về trình độ ngôn ngữ. Tuy nhiên, ERA khuyến cáo rằng bạn nên có một bằng cấp tiếng Anh đạt chuẩn trước khi tham gia phỏng vấn để tăng thêm cơ hội nhận được visa, vì điều này sẽ cho CO thấy được sự nghiêm túc của bạn trong việc chuẩn bị du học tại nước ngoài.

Yêu cầu về tài chính

Mỗi năm nền kinh tế Mỹ thu được một khoảng đóng góp rất lớn từ các du học sinh, ví dụ như năm 2022-2023 khoảng này lên tới hơn 40 tỉ USD. Mỹ là một quốc gia có mức sống khá cao, do đó tài chính vững chắc là điều kiện cần thiết cho một sinh viên khi du học tại nước này. Bên cạnh đó, khi xin visa bạn cần phải có giấy tờ chứng minh bạn có đủ tiềm lực tài chính để trang trải chi phí trong suốt những năm du học Mỹ, ví dụ như sổ tiết kiệm, sao kê ngân hàng…

I-20 (Certificate of Eligibility for Nonimmigrant Student Status – Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho Tình trạng sinh viên không di cư) sẽ thể hiện rõ chi phí của bạn trong 12 tháng, do đó bạn cần chứng minh số dư trong tài khoản hoặc sổ tiết kiệm nhiều hơn mức chi phí này. ERA khuyến cáo rằng bạn nên có số dư trong tài khoản gấp 2 lần so với số tiền thể hiện trên i-20 để dễ dàng hơn trong việc thuyết phục viên chức lãnh sự cấp visa cho bạn.

Quy trình xin visa du học Mỹ

Chuẩn bị giấy tờ

GIẤY TỜ CẦN THIẾTGIẤY TỜ HỖ TRỢ
– Hộ chiếu (có hạn sử dụng ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến nhập cảnh vào Mỹ)
– Ảnh thẻ 5x5cm (nền trắng, không đeo kính, buộc tóc gọn gàng, chụp trong vòng 6 tháng)
– DS-160 (Mẫu đơn xin visa Mỹ không định cư trực tuyến)
– I-20 (được tổ chức giáo dục cấp cho bạn)
– Biên lai thanh toán lệ phí đơn xin visa
– Biên lai thanh toán lệ phí SEVIS
– Giấy tờ chứng minh ràng buộc với đất nước: Giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất…
– Giấy tờ học thuật: Bảng điểm, bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL…
– Giấy tờ chứng minh tài chính: Số dư tài khoản ngân hàng, sao kê tài khoản, sổ tiết kiệm…
– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người hỗ trợ tài chính: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu (nếu có)…
– Một số giấy tờ khác.

Được tổ chức giáo dục chấp thuận và nhận được I-20

Quá trình cấp visa du học F-1 bắt đầu khi bạn được nhận vào một trường đại học Mỹ có chứng nhận của SEVP. Chứng nhận SEVP là cách chính phủ Mỹ cho bạn biết rằng trường đại học của bạn được công nhận và có các nguồn lực phù hợp để cung cấp một nền giáo dục đạt chuẩn.

Xem thêm: Xem trường đại học của bạn có phải là tổ chức được SEVP công nhận không

Sau khi bạn được chấp nhận, trường của bạn sẽ cung cấp mẫu đơn I-20 cho bạn. Biểu mẫu này ghi lại kế hoạch học tập và cung cấp thông tin cần thiết về việc lưu trú của bạn.

Những thông tin dưới đây sẽ được ghi lại trong SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System – Hệ thống thông tin Sinh viên và Khách trao đổi) khi I-20 của bạn được cấp:

  • Số ID SEVIS của bạn
  • Ngày bắt đầu và kết thúc chương trình của bạn
  • Chương trình học của bạn
  • Nguồn tài trợ của bạn
  • Chi phí học tập tại trường
  • Thông tin cá nhân khác

Trường đại học của bạn cung cấp những thông tin này dựa trên những gì bạn nộp cho họ trong bộ tài liệu giấy tờ đăng ký vào trường đại học.

Ngay sau khi nhận được I-20, bạn hãy kiểm tra tất cả thông tin để đảm bảo tất cả đều chính xác và sau đó ký tên vào cuối trang đầu tiên. Nếu xảy ra sai sót, có thể mất nhiều thời gian để sửa lỗi trên I-20 và bạn có thể không được cấp quyền nhập cảnh vào Mỹ. Hãy giữ lại mẫu đơn I-20 khi đến Mỹ vì bạn sẽ cần nó để nhập cảnh, làm việc và cho các hoạt động khác (ví dụ như lấy bằng lái xe Hoa Kỳ).

Trả phí SEVIS

Chi phí cho visa du học Mỹ F-1 của bạn sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm. Tổng chi phí sẽ bao gồm chi phí xin visa cộng với phí xử lý và duy trì SEVIS.

  • Yêu cầu: I-20 của bạn
  • Phí SEVIS: $350

Hãy giữ lại biên lai lệ phí I-901 SEVIS vì bạn sẽ cần nó cho cuộc phỏng vấn xin visa.

Hoàn thành đơn xin visa DS-160

DS-160 là đơn xin visa của bạn. Tất cả du học sinh dự định đến Mỹ du học đều phải hoàn thành DS-160 để nhận được visa F-1.

  • Yêu cầu: I-20, hộ chiếu, hành trình di chuyển, ảnh xin visa của bạn
  • Chi phí: $185

Sau khi gửi đơn DS-160 thành công, bạn sẽ nhận được giấy xác nhận có bao gồm mã vạch trên đó. Bạn hãy giữ mẫu đơn này lại vì bạn sẽ cần nó cho cuộc phỏng vấn xin visa F-1.

Đặt lịch phỏng vấn visa du học Mỹ

Bạn hãy tìm đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ gần nhất và bắt đầu lên lịch phỏng vấn xin thị thực F-1. Thời gian chờ đợi sẽ khác nhau tùy theo vùng miền, quốc gia và có thể mất đến vài tháng, vì vậy hãy đặt lịch hẹn càng sớm càng tốt!

Nếu bạn đang làm hồ sơ du học Mỹ tại ERA, hãy hỏi cố vấn của bạn về các mẹo phỏng vấn xin visa du học hoặc thiết lập một buổi phỏng vấn thử. Thực hành phỏng vấn xin visa từ trước sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Tham gia phỏng vấn

Trong phần phỏng vấn của quy trình xin visa du học Mỹ F-1, lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hoa Kỳ xác nhận bạn đến Mỹ học tập với tư cách là một du học sinh hợp pháp và nghiêm túc. Trong cuộc phỏng vấn xin visa, bạn cũng phải chứng minh rằng bạn có đủ tiền để chi trả cho thời gian học tập tại Mỹ và xác nhận rằng bạn sẽ trở về nước sau khi hoàn thành việc học. Việc tham dự cuộc phỏng vấn xin visa trực tiếp là bắt buộc, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ hiếm gặp (ví dụ: nếu bạn dưới 14 tuổi, trên 80 tuổi hoặc nếu bạn đáp ứng các yêu cầu gia hạn visa nhất định).

Sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được cấp visa F-1 và có được tình trạng (status) F-1. Từ lúc này bạn đã chính thức được phép đi du học tại Mỹ!

Những trường đại học tốt nhất của Mỹ

Dưới đây là danh sách những trường đại học nổi tiếng nhất của Mỹ. Trước khi đăng ký xin visa du học, bạn có thể nộp đơn xin visa du lịch Mỹ để ghé thăm trường trước khi có quyết định chọn trường học cho bản thân.

Princeton University

  • Năm thành lập: 1746
  • Địa chỉ: Princeton, New Jersey, United States
  • Tỷ lệ chấp nhận: 6%
  • Điểm SAT: 1500-1580
  • Điểm ACT: 34-35
  • GPA đầu vào trung bình: 3.9
  • Website:www.princeton.edu

Massachusetts Institute of Technology

  • Năm thành lập: 1861
  • Địa chỉ: Cambridge, Massachusetts, United States
  • Tỷ lệ chấp nhận: 4%
  • Điểm SAT: 1520-1580
  • Điểm ACT: 35-36
  • GPA đầu vào trung bình: N/A
  • Website:web.mit.edu

Harvard University

  • Năm thành lập: 1636
  • Địa chỉ: Cambridge, Massachusetts, United States
  • Tỷ lệ chấp nhận: 3%
  • Điểm SAT: 1490-1580
  • Điểm ACT: 34-36
  • GPA đầu vào trung bình: 3.9
  • Website:www.harvard.edu

Stanford University

  • Năm thành lập: 1885
  • Địa chỉ: Stanford, California, United States
  • Tỷ lệ chấp nhận: 4%
  • Điểm SAT: 1500-1580
  • Điểm ACT: 33-35
  • GPA đầu vào trung bình: 3.9
  • Website:www.stanford.edu

Yale University

  • Năm thành lập: 1701
  • Địa chỉ: New Haven, Connecticut, United States
  • Tỷ lệ chấp nhận: 5%
  • Điểm SAT: 1500-1580
  • Điểm ACT: 33-35
  • GPA đầu vào trung bình: N/A
  • Website:www.yale.edu

Học bổng du học Mỹ

Do nhu cầu du học Mỹ của sinh viên quốc tế là rất lớn, do đó chính phủ và các trường tại Mỹ mỗi năm luôn có gói học bổng và hỗ trợ tài chính dành cho du học sinh. Dưới đây là một số chương trình học bổng du học Mỹ bạn có thể tham khảo:

BẬC HỌCTÊN HỌC BỔNGĐIỀU KIỆNMỨC HỌC BỔNG
THPTUnigo scholarship$10,000
Your First Scholarship– NSHSSHọc sinh THPT chưa từng có học bổng$500
NSHSS Mental Health Awareness Scholarship– NSHSS$2,000
Google Lime Scholarship– Google$10,000
Đại họcUO Excellence– University of OregonDành cho sinh viên có thành tích cao nhất (có hạn)$20,000 mỗi năm
Summit– University of OregonGPA 3.90 hoặc cao hơn (thang điểm 4.0)$5,000 mỗi năm
Apex– University of OregonGPA 3.70 hoặc cao hơn (thang điểm 4.0)$2,000 mỗi năm
Stamps Scholars Program– University of Notre Dame$3,000 mỗi năm
John B. Ervin Scholars Program– Washington University in St. Louis$2,500 mỗi năm
The Jefferson Scholars Program– University of Virginia100% học phí của 4 năm học tại University of Virginia
Thạc sĩ, tiến sĩThe Knight-Hennessy Scholars– Standford University– Nhận được tài trợ bổ sung tối đa ba năm. Nguồn tài trợ bổ sung này không được đảm bảo.
Dean’s Scholarship– University of New Haven75% học phí

Do mỗi người sẽ có kế hoạch du học tại các trường và các bang khác nhau, vậy nên nếu bạn có nhu cầu du học tại Mỹ hãy liên hệ với ERA và chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những gói học bổng phù hợp.

Chi phí du học Mỹ

Chi phí du học Mỹ là một trong những yếu tố quan trọng mà du học sinh cần xem xét khi lựa chọn đi du học. Các chi phí này bao gồm học phí, phí sinh hoạt, ăn ở, sách vở, giải trí…

Học phí của du học sinh sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào trường học và chương trình học. Các trường công thường có học phí thấp hơn so với các trường tư, và sẽ có sự biến động chi phí giữa các bang và khu vực, ví dụ như New York hay San Francisco sẽ có phí sinh hoạt cao hơn những nơi khác. Các chương trình đặc biệt như MBA hoặc y học, pháp lý cũng thường có học phí cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ hội như học bổng và việc làm bán thời gian giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho du học sinh. Nhiều trường đại học Mỹ cũng cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho du học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Dưới đây là các loại chi phí du học sinh thường phải chi trả khi lựa chọn du học tại Mỹ. Lưu ý rằng chi phí này có thể thay đổi tùy theo sự khác biệt về vị trí địa lý, chương trình học cũng như các tổ chức giáo dục khác nhau.

Học phí trường công lập

BẬC HỌCCHI PHÍ MỖI NĂM
Trung học phổ thông$3,000 – $10,000
Đại học$8,000 – $35,000
Thạc sĩ / Tiến sĩ$10,000 – $35,000

Học phí trường tư thục

BẬC HỌCCHI PHÍ MỖI NĂM
Trung học phổ thông$10,000 – $35,000
Đại học$25,000 – $50,000
Thạc sĩ / Tiến sĩ$22,000 – $55,000

Các chi phí khác

KHOẢN PHÍ PHÁT SINHCHI PHÍ
Sách vở và đồ dùng học tập$900 – $2,000 mỗi năm
Phí di chuyển$300 – $700 mỗi năm
Thuê nhà$9,800 – $11,100 mỗi năm
Tiền điện$100 – $150 mỗi tháng
Ăn uốngTrong khuôn viên trường: $250 mỗi tháng
Ngoài khuôn viên trường: $400 – $600 mỗi tháng
Tiền điện thoại$50 mỗi tháng
Internet$45 – $50 mỗi tháng
Bảo hiểm sức khỏe$700 – $1,100 mỗi năm
Quần áo$500 mỗi năm
Tiền nước, đổ rác$50 – $75 mỗi tháng

Chi phí sinh hoạt sẽ thay đổi tùy vào mỗi bang.

Chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Là một người đang xin visa du học Mỹ, bạn có thể cảm thấy lo lắng về buổi phỏng vấn sắp tới của mình. Việc lo lắng là một điều rất bình thường, bạn hãy chuẩn bị kỹ những điều cần thiết và tự tin trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự. Đây là buổi phỏng vấn quan trọng, tuy nhiên bạn không nên căng thẳng vì điều này.

ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA TRONG BUỔI PHỎNG VẤN CỦA BẠN?

Người phỏng vấn của bạn sẽ đặt câu hỏi để xác định:

  • Mục đích thực sự của bạn có phải là du học?
  • Tài chính của bạn có đủ chi trả cho việc du học không?
  • Bạn có kế hoạch trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học của mình không?

Câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ

Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin visa du học F-1, đây là một số câu hỏi bạn có thể được hỏi:

  • Tại sao bạn lại chọn trường này?
  • Bạn đã nộp đơn vào những trường nào khác ở Mỹ?
  • Làm thế nào để bạn chi trả cho việc học?
  • Bạn có người thân ở Mỹ không?
  • Bạn có dự định làm việc khi đang du học tại Mỹ không?
  • Bạn sẽ làm gì sau khi đã tốt nghiệp?

Cố vấn du học ERA có thể giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bằng cách cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan chi tiết về những quy trình iên quan. ERA cũng có thể giúp bạn thực hành các cuộc phỏng vấn thử nghiệm! Chúng tôi cũng sẽ cho bạn biết về những điều bạn nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới của mình.

Việc bị từ chối cấp visa

Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ khá kỹ càng nhưng vẫn có khả năng việc xin visa du học Mỹ của bạn bị từ chối. Nếu điều này xảy ra, sau khi phỏng vấn bạn sẽ nhận được một văn bản thông báo rằng việc xin visa của bạn đã bị từ chối.

Để tránh bị từ chối đơn xin visa du học F-1, ngay từ đầu bạn nên đọc và làm theo các hướng dẫn một cách cẩn thận. Luôn kiểm tra giấy tờ và tài liệu của bạn hai đến ba lần trước khi gửi đơn đăng ký. ERA có thể hỗ trợ sắp xếp tất cả các tài liệu cần thiết cho hồ sơ du học của bạn theo đúng định dạng và đúng tiến trình.

Một điều cốt lõi bạn nên biết: Trong cuộc phỏng vấn xin visa du học F-1, viên chức lãnh sự phải được thuyết phục rằng bạn đang đến Mỹ với mục đích duy nhất là học tập và sẽ trở về nước sau khi chương trình của bạn hoàn tất. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn của viên chức lãnh sự.

Duy trì status F-1

Là một du học sinh, bạn phải tích cực duy trì status F-1 của mình để tiếp tục học tập tại Mỹ. Điều này có nghĩa là bạn phải tuân thủ quy định của trường học và các quy tắc ứng xử, cũng như các điều kiện được quy định trong mục yêu cầu của visa F-1.

Khi đến Mỹ:

  • Đảm bảo rằng bạn nhập cảnh vào Mỹ không quá 30 ngày trước khi chương trình học của bạn bắt đầu.
  • Ngay khi đặt chân đến Mỹ, bạn hãy liên hệ với DSO (Designated School Officials – Cố vấn sinh viên quốc tế) mà bạn được chỉ định.
  • Khi bạn đến trường, hãy liên hệ lại với DSO của bạn trước ngày bắt đầu học (ngày bắt đầu học được ghi trên mẫu đơn I-20).

Khi bắt đầu học tập tại Mỹ:

  • Hãy tham dự tất cả các tiết học và duy trì thành tích học tập tốt. Nếu bạn cần hỗ trợ về bất kỳ lớp học nào, cố vấn du học ERA có thể hướng dẫn để giúp bạn mau chóng tiến bộ.
  • Nếu bạn cần thêm thời gian để hoàn thành chương trình học của mình do nó vượt quá ngày kết thúc được chỉ định trong I-20, hãy liên hệ với DSO của bạn để thảo luận về các lựa chọn gia hạn thời gian học có thể.
  • Hãy đăng ký một khóa học đầy đủ khi học kỳ của bạn đang diễn ra.
  • Nếu bạn muốn bỏ lớp hoặc đổi lớp, hãy trình bày việc này với DSO của bạn.
  • Nếu bạn muốn nghỉ ngơi hoặc đi du lịch Mỹ, trước tiên hãy hoàn thành ít nhất một năm học đầy đủ tại trường. Sau kỳ nghỉ, bạn cũng phải đăng ký lớp học cho học kỳ tiếp theo.

Du học sinh với visa F-1 có thể làm việc tại Mỹ không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể làm việc tại Mỹ bằng visa du học F-1, tuy nhiên bạn phải tuân theo một số quy định và hạn chế của visa F-1:

  • Bạn chỉ có thể làm việc bán thời gian ở khuôn viên trường trong thời gian đầu
  • Bạn chỉ được làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần
  • Bạn có thể làm việc ngoài khuôn viên trường với sự chấp thuận của trường bạn đang theo học
  • Trong thời gian nghỉ học, bạn sẽ được phép làm việc toàn thời gian nếu trường của bạn cho phép.

Nếu tìm việc làm trong khi đang học, trước tiên bạn phải đảm bảo rằng DSO của bạn chấp thuận việc này.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ, sau khi hoàn thành chương trình của mình, bạn sẽ có thời gian gia hạn là 60 ngày để rời khỏi Hoa Kỳ. Nếu muốn kéo dài thời gian lưu trú, bạn có thể nói chuyện với cố vấn của ERA để biết thêm về các lựa chọn của mình, chẳng hạn như chuyển sang trường khác hoặc thêm một khóa học khác.

Làm việc với visa du học Mỹ F-1

Theo luật di trú Mỹ, du học sinh với visa F-1 chỉ có thể làm tối đa 20 giờ / tuần trong thời gian học và tối đa 40 giờ / tuần trong kỳ nghỉ. Mức lương làm việc bán thời gian trung bình tại Mỹ là $7,25 / giờ, đây cũng là mức lương tối thiểu liên bang. Tuy nhiên, một số công việc có thể được trả mức lương lên tới $15 / giờ hoặc hơn, tùy thuộc vào loại hình, quy mô và địa điểm công việc. Các công việc bán thời gian được trả lương cao nhất thường là gia sư, thiết kế web, giữ trẻ, pha chế, trợ giảng, trợ lý nghiên cứu…

Du học sinh cũng phải chịu thuế thu nhập từ công việc bán thời gian, và cần phải khai thuế hàng năm. Do đó, du học sinh cần nộp đơn xin ITIN (Individual Taxpayer Identification Number – Mã số nhận dạng người nộp thuế cá nhân) hoặc SSN (Social Security Number – Số an sinh xã hội) để làm nghĩa vụ nộp thuế. Hầu hết du học sinh được xem là người nước ngoài không cư trú vì mục đích thuế, nghĩa là bạn chỉ bị đánh thuế dựa trên nguồn thu nhập từ Mỹ và có thể đủ điều kiện nhận các lợi ích theo hiệp định thuế giúp giảm hoặc loại bỏ nghĩa vụ thuế. Thường thì du học sinh sẽ được miễn thuế An sinh xã hội và Medicare, còn được gọi là thuế FICA (Federal Insurance Contributions Act – Đạo luật đóng góp bảo hiểm liên bang), trừ khi bạn đã ở Mỹ hơn 5 năm hoặc đã thay đổi tình trạng visa.

Cơ hội làm việc tại Mỹ sau khi tốt nghiệp

Làm việc theo chương trình OPT

Nếu bạn đã học ở Mỹ trong ít nhất một năm học, bạn có thể đủ điều kiện để tham gia chương trình OPT (Optional Practical Training – Đào tạo thực hành theo tùy chọn) khi tốt nghiệp. OPT giúp bạn gia hạn thêm 12 tháng làm việc với trạng thái F-1 của bạn.

Chương trình này cho phép tìm kiếm công việc ở Mỹ với ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực học tập của bạn. Không giống như các loại visa làm việc khác của Mỹ, bạn không cần phải nhận được lời mời làm việc để tham gia chương trình OPT, vì visa sẽ gắn liền với tình trạng F-1 của bạn chứ không phải với công việc bạn đang làm.

Làm việc theo chương trình STEM OPT

STEM (science, technology, engineering, and mathematics) là tên viết tắt phổ biến của bốn lĩnh vực nghiên cứu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các lĩnh vực này thường được liên kết với nhau do chúng có những điểm tương đồng cả về lý thuyết và thực hành.

Chương trình STEM OPT là chương trình làm việc sau tốt nghiệp dành cho du học sinh theo học một trong bốn khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học. Chương trình này được mở ra vào năm 2008 với thời gian làm việc tại Mỹ ban đầu là 17 tháng, tuy nhiên vào năm 2016 chính phủ đã thay đổi thời hạn thành 24 tháng. Những du học sinh khối ngành STEM sau khi hoàn thành chương trình học và tham gia OPT có thể đăng ký gia hạn làm việc tại Mỹ với chương trình STEM OPT.

Việc kết hợp hai chương trình OPT và STEM OPT sẽ gia tăng thời gian ở lại Mỹ làm việc của bạn lên tới ba năm sau khi tốt nghiệp bằng visa du học F-1.

Làm việc theo diện H-1B

Sau khi OPT hết hạn, bạn cần chuyển sang một loại visa khác để có thể tiếp tục làm việc tại Mỹ. Loại visa được nhà tuyển dụng bảo lãnh làm việc phổ biến nhất ở Mỹ là visa H1B, và visa này sẽ gắn liền với một công việc cụ thể. Để được cấp visa H1B, điều quan trọng là bạn phải được tuyển dụng bởi một công ty đủ điều kiện. Doanh nghiệp bảo lãnh bạn cần nộp đơn đăng ký của bạn tới cơ quan xổ số Mỹ, sự kiện xổ số này sẽ diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Nhà tuyển dụng chỉ có thể nộp đơn mỗi năm một lần, vì vậy nếu bị trễ thời hạn bạn sẽ phải đợi đến năm sau.

Chỉ có 85.000 visa H-1B được cấp mỗi năm. Do lượng đơn xin visa lớn nên nhu cầu thường vượt quá số visa được cấp mỗi năm. Tùy theo năm, có khoảng 30% đến 50% người nộp đơn nhận được visa, và visa này thường có hiệu lực sau bốn hoặc năm tháng kể từ đợt xổ số. Bạn sẽ không đủ điều kiện để làm việc cho đến khi visa H-1B của bạn được cấp, vì vậy trừ khi bạn đang làm việc ở Mỹ bằng một visa khác như F-1 OPT, bạn cần phải trở về Việt Nam. Visa H-1B cũng cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ.

Visa H-1B được cấp bằng xổ số thường gắn liền với những ngành nghề chuyên môn cao như khoa học, kế toán, phân tích dữ liệu, y học, phát triển sản phẩm, khoa học máy tính, kỹ thuật… Ngoài ra còn có loại visa H-1B không xổ số dành cho người làm việc trong khu vực phi lợi nhuận. Tổ chức phi lợi nhuận đủ điều kiện có thể là một công ty, tổ chức giáo dục hoặc nghiên cứu, bệnh viện hoặc tổ chức chính phủ. Hiện tại không có giới hạn đối với visa H-1B phi lợi nhuận và loại visa này được cấp quanh năm.

Cơ hội định cư Mỹ sau khi du học

Định cư Mỹ diện lao động định cư

Định cư Mỹ theo diện EB-2

Những du học sinh có trình độ vượt bậc có thể lựa chọn định cư theo diện EB-2, và bằng cấp với trình độ từ tiến sĩ (PhD) trở lên sẽ là một trong những điều kiện cần của bạn. Bên cạnh đó, bạn phải có đủ một số yêu cầu dưới đây để đủ điều kiện nộp đơn diện EB-2, nhưng việc đủ điều kiện không có nghĩa là 100% bạn sẽ được chấp thuận visa:

  • Bằng cấp, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, giải thưởng từ một trường cao đẳng, đại học hoặc tổ chức giáo dục liên quan đến lĩnh vực thể hiện khả năng đặc biệt của người nộp đơn
  • Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm toàn thời gian trong ngành nghề chuyên môn
  • Có giấy phép hoặc chứng nhận hành nghề
  • Bằng chứng chứng minh rằng người nộp đơn đã nhận được mức lương cao hoặc thu nhập khác cho công việc
  • Là thành viên trong các hiệp hội nghề nghiệp
  • Việc được công nhận thành tích và đóng góp đáng kể của ứng viên trong lĩnh vực của họ bởi các đồng nghiệp, tổ chức chính phủ, tổ chức chuyên môn hoặc doanh nghiệp
  • Bất kỳ bằng chứng có thể so sánh nào khác về khả năng đạt đủ điều kiện.

Định cư Mỹ theo diện EB-3

Nếu không đủ điều kiện để nộp đơn diện EB-2, bạn có thể chuyển hướng sang diện EB-3. Diện EB-3 được chia thành ba nhóm với những đặc điểm riêng biệt:

NHÓMĐẶC ĐIỂM
Lao động có tay nghềĐây là những người làm công việc được đào tạo hoặc có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm, không mang tính chất tạm thời hoặc thời vụ. Người lao động có tay nghề phải đáp ứng các yêu cầu về giáo dục, kỹ năng… Bằng đại học trở lên có thể đáp ứng các yêu cầu về giáo dục của nhóm này.
Chuyên gia“Chuyên gia” là những người mà công việc của họ yêu cầu ít nhất phải có bằng tú tài Mỹ hoặc bằng cấp tương đương của nước ngoài, và họ phải là thành viên của hiệp hội ngành nghề đó.
Người lao động phổ thôngĐây là những người lao động phổ thông được đào tạo hoặc kinh nghiệm dưới 2 năm, không mang tính chất tạm thời hoặc thời vụ.

Nếu bạn có nhu cầu định cư Mỹ diện EB-3, bạn có thể liên hệ ERA để được tư vấn chi tiết hơn.

Định cư Mỹ theo diện đầu tư định cư

Định cư Mỹ theo diện EB-5

Để đủ điều kiện xin visa đầu tư định cư EB-5, bạn phải đầu tư tối thiểu 1.800.000 USD vào một doanh nghiệp ở Mỹ. Nếu khoản đầu tư của bạn nằm ở khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc nông thôn TEA (Targeted Employment Area – Khu vực việc làm mục tiêu), bạn có thể đủ điều kiện để đầu tư số tiền được giảm xuống chỉ còn 900.000 USD.

Ngoài ra, bạn phải tạo được 10 công việc toàn thời gian cho người lao động Mỹ. Doanh nghiệp bạn đầu tư cũng phải là doanh nghiệp thương mại vì lợi nhuận. Đầu tư bất động sản và các doanh nghiệp phi lợi nhuận như trái phiếu hoặc thương mại không đủ điều kiện cho diện EB-5.

Kinh nghiệm khi du học Mỹ

Kinh nghiệm chọn trường

Trước khi bắt đầu tìm kiếm ngôi trường phù hợp, bạn hãy xác định rõ các yếu tố cần có của ngôi trường bạn sẽ theo học, bao gồm ngành học, vị trí địa lý, môi trường học tập, chất lượng chương trình, cơ sở vật chất, học bổng… Sau đó nếu có cợ hội, bạn có thể đến thăm trường hoặc tham gia các sự kiện tuyển sinh của họ để có cái nhìn trực tiếp và môi trường học tập cũng như cuộc sống sinh viên. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi để đại diện của trường trả lời các thắc mắc của bạn. Sau khi có đủ các thông tin cần thiết, bạn hãy lập một bảng so sánh để biết được điểm mạnh yếu của từng ngôi trường, sau đó bạn có thể chọn ra ngồi trường phù hợp nhất cho bản thân.

Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học

Để có được phong thái tự tin khi đến phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị mọi vấn đề thật kỹ lưỡng. Điều đầu tiên là bạn cần nắm vững thông tin về trường học và chương trình học, điều này thể hiện sự nghiêm túc của bạn với việc đi du học Mỹ. Tiếp theo là bạn cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu đầy đủ, bao gồm hộ chiếu, ảnh thẻ, I-20, biên lai lệ phí và bất kì tài liệu nào khác mà cơ quan lãnh sự yêu cầu. Khi vào phỏng vấn bạn cần trả lời câu hỏi của CO một cách rõ ràng với âm lượng đủ nghe, không nên giấu giếm hoặc trả lời không trung thực. Bạn có thể trình bày mục tiêu học tập, kế hoạch sử dụng kiến thức và kinh nghiệm học tập của mình sau khi tốt nghiệp… và nên thể hiện sự tự tin của bản thân đi kèm với thái độ lịch sự. ERA mong rằng những điều này sẽ giúp các bạn tăng khả năng đạt được visa du học Mỹ cho bản thân mình.

Kinh nghiệm săn học bổng

Để có được một học bổng, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần hiểu rõ những thế mạnh trong hồ sơ du học của mình, từ đó bạn sẽ xác định được những tiêu chí nào sẽ giúp bạn có được một suất học bổng. Đó có thể là trình độ tiếng Anh, bảng điểm học tập, hoạt động ngoại khóa… Sau đó hãy truy cập trang web của trường và các trang web học bổng chính thức để tìm được những học bổng phù hợp với bản thân. Bạn cũng có thể liên hệ ERA để được trợ giúp về vấn đề này.

Những câu hỏi thường gặp

Tôi có thể đi du học cùng gia đình với visa F-1 không?

Có, khi du học bạn có thể mang vợ/chồng và con cái đi cùng. Vợ/chồng và các con của bạn nếu muốn đi cùng có thể nộp đơn xin visa F-2. Khi nộp đơn xin visa F-2 bạn không cần phải thanh toán phí SEVIS nhưng trường của bạn phải cấp cho người phụ thuộc mẫu I-20 khác. Bạn cũng phải cung cấp bản sao visa F-1 hoặc M-1 của mình và cung cấp bằng chứng về mối quan hệ (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh… ).

Tôi có thể làm việc tại Mỹ với visa F-1 không?

Như đã đề cập ở trên, sinh viên với visa F-1 không thể làm việc ngoài khuôn viên trường trong năm học đầu tiên, và chỉ có thể làm việc trong trường với các điều kiện và hạn chế của visa. Kể từ năm thứ hai, du học sinh có thể làm việc ngoài khuôn viên trường nhưng phải được sự cho phép của tổ chức giáo dục.

Tôi có phải đóng thuế nếu tôi làm việc tại Mỹ với visa F-1 không?

Điều này còn tùy thuộc vào tình hình thuế cá nhân của bạn, nhưng thông thường bạn sẽ phải nộp tờ khai để làm nghĩa vụ nộp thuế nếu có. Bạn có thể tham khảo các chuyên gia về thuế để hiểu thêm về vấn đề này.

Tôi có thể thay đổi trường học trong thời gian ở Mỹ với visa F-1 không?

Thông thường, du học sinh có thể chuyển tiếp giữa các trường được SEVP chứng nhận. Tuy nhiên có một số thủ tục giấy tờ mà bạn cần phải lưu ý. Bạn có thể liên hệ ERA để biết thêm chi tiết.

Trên đây là tất cả thông tin về visa du học Mỹ F-1. Nếu bạn có mong muốn được du học tại Mỹ thì hãy liên hệ ERA qua đơn đăng ký này để được hỗ trợ. ERA mong rằng tất cả các bạn sẽ hiện thực hóa được ước mơ du học Mỹ của mình.